Q nhà lá vườn
Tuần trước tôi đang nhâm nhi café sáng thì nghe phone “ting” một cái, bốc lên thấy video bản Papa do một ông bạn thân gửi tới. Bản Papa khỏi nói ai cũng biết là bản nhạc nổi tiếng của Paul Anka thời 60 được hàng triệu người nghe đi nghe lại nhiều lần. Một hồi sau ông bạn gửi tiếp : “hôm nay là kỷ niệm 40 năm ngày ông cụ tôi mất ! “ À . . là vậy, tôi text ngay lời chia buồn cho người bạn .
Một lúc sau ông này phone tới :
- Ông biết không, tôi mở video này xem rồi cho Lực, thằng cháu ngoại xem, kể cho nó biết cách đây hơn 40 năm ông cụ tôi đã qua đời !
Rồi ông tiếp :
- Mà ông biết thằng cháu này chỉ cỡ 7, 8 tuổi thôi. Má nó, con gái tôi, gọi ông cụ tôi là ông nội , còn nó kêu ông cụ tôi là ông cố phải không. Hai ông cháu chúng tôi xem đi xem lại vài lần rồi rơm rớm nước mắt vì quá xúc động. Một hồi Lực nói : thôi tắt đi ông con buồn chịu không nổi. Tôi đồng ý tắt phone đi , và trong bụng ngạc nhiên vì thằng bé 7, 8 tuổi mà đã cảm nhận được nỗi buồn như người lớn .
Tôi nghe xong cũng buồn lây. Sau đó bạn tôi gửi thêm tấm hình ông cụ. Tấm hình đã cũ và mờ nhưng “ông cụ“ trông còn rất ngầu như tôi có lần từng so sánh ông cụ này với nhân vật Trọng Khang ngang tàng trong cuốn tiểu thuyết thời tiền chiến Trường Đời của tác giả Lê Văn Trương. Luý do tôi so ánh vì bạn tôi có kể về quãng đời xông pha, lăn lóc, buôn lậu trên mạn ngược của cha mình.
Tôi cũng lấy hình bố mình từ album gia-đình, ra khoe với bạn. Sau đó chúng tôi lên phone nói chuyện về hai cụ, biết thêm hai cụ đều cùng Trung Đoàn 5, nhưng khác tiểu đoàn, ở bán đảo Sơn Trà , Đà Nẵng hồi mới vô nam năm 54. (Sau khi QĐ/VNCH bành trướng đơn vị này thành Sư Đoàn 2 Dã chiến với hình con ngựa nhẩy lên).
Đời lính gian khổ, hành quân, tiếp thu , bình định xóm làng khắp miền Trung từ Bồng sơn, Qui Nhơn ra tới núi Quảng sông Đà. Khi tuổi đời, tuổi lính chồng chất hai cụ được đổi vô Sài Gòn, nhưng chỉ một thời gian ngắn các cụ bị Hội đồng Y khoa đóng cho cái dấu thiếu sức khỏe, phải giải ngũ theo diện Thương Phế Binh.
Đó là đầu đuôi tại sao chúng tôi được lọt vô trường QGNT. Nếu so với các đồng môn, bạn bè trong trường có cha bỏ mình vì đất nước, mất mát quá nhiều thì chúng tôi vẫn còn may mắn lắm.
Hôm nay Fathers' Day, ngày của cha, của bố . . . tôi mở bản Papa ra để nghe, để nhớ cha, xin cha tha thứ vì chữ hiếu của tôi chưa tròn vì khi lớn lên đã thành lính biền biệt xa nhà, và sau ngày đứt phim lại phải tha hương. Tôi lấy guitar ra gẩy, nghêu ngao hát, dạo lung tung trên piano, keyboard . . .
Bài Papa được viết ở cung Mi thứ, nhịp 4/4, giai điệu moderate, soft rock nghe hay và cảm động. Nhưng để ý kỹ khi hát ca sĩ Paul Anka đã hạ xuống nửa cung thành Mi giáng. Ca sĩ Trung Hành là người đầu tiên hát với lời tiếng Việt. Sau đó Lê Toàn, trong ban Chùm Sao, Constellation từ trường Taberd, cũng dịch lời khác và đầy đủ hơn. Hai ông ca sĩ nhạc trẻ thời 70 này khi hát lại xuống một cung là Ré thứ . Thời đại lên mạng, lần lượt nhiều người khác cũng hát bài này trên Youtube với những lời dịch khác nhau, phiên bản khác nhau . . .theo ý tưởng , hoàn cảnh của từng gia đình để tưởng nhớ công lao cha mình đã lo lắng, chăm sóc, xoa trán, vuốt tóc . . . cũng như khuyên nhủ dặn dò mình phải biết lo cho con cái sau này.
Đọc những lời dịch trên, tôi so sánh và thật hãnh diện vì thấy công ơn dưỡng dục, gương hy sinh cho quê hương, đất nước của cha mình, cha nhà Quốc to lớn vĩ đại , cao đẹp hơn rất nhiều nên hôm nay Fathers' Day tôi xin făng lại phần lời tiếng Việt cho thích hợp với các anh chị em, bạn bè nhà Quốc của tôi.
Bản Papa với lời Việt của ca sĩ Trung Hành:
Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già vẫn luôn sầu lo
Nhớ đến năm xưa còn bé đêm đêm về cha hôn chúng con
Mãi khắc ghi trong tim nhiều lời khuyên của Người chứa chan tình thương
Sống sao cho thật xứng không cho đời ai chê trách cha
Sẽ khắc ghi trong tim lời khuyên của Người với bao tình thương
Hãy sống sao cho thật xứng cho đời không chê trách ta
ĐK
I could tell that Mama wasn't well
Papa knew and deep down so did she, so did she
When she died Papa broke down and cry
All he said was God why not take me
Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già vẫn luôn sầu lo
Nhớ đến năm xưa còn bé
Đêm đêm về cha hôn chúng con
Mãi khắc ghi trong tim nhiều lời khuyên của người chứa chan tình thương
Sống sao cho thật xứng không cho đời chê cười mình
Everytime I kiss my children
Papa words ring true Your children live through you
They'll grow and need you too
I remember ev'ry word
My papa used to say
I live them ev'ry day
He taught me well that way
Bản Papa nhà Quốc
Nhớ những năm chiến tranh đất nước không bình yên
Ba phải đi tòng quân không thời giờ cho con cái
Nhớ những ngày cha trận mạc xa
Ba thư về những giòng yêu thương.
Các con ngoan, học hành cho tốt, ba sẽ về phép nay mai . . .
Nhớ bước chân chúng con
Chờ ba đầu ngõ mỗi khi chiều buông
Chuông nhà thờ vang thánh thót
Nhớ ba nhớ ba nhiều hơn
ĐK 1
Nhưng Trời ơi, ba đã hy sinh rồi
Ba bay về hôn con trong giấc nồng say
Ba đây con, ba đã về bên con, gia đình ta
Để nghe con nói câu con thương ba nhiều lắm
Nhớ nhớ ba thân yêu hành quân nơi rừng núi xa
Dựa lưng nỗi chết trong gang tấc, ba oai hùng như núi cao
Nhớ mãi ba đã hy sinh vì đất nước ,
giờ nằm yên trong Quân Đội Nghĩa trang, được muôn người ghi nhớ
Nhớ lời ba con trở nên người tốt trái tim yêu thương…
Cố gắng lo cho gia đình, yêu mẹ, thương con cái …
Nhớ những năm chiến chinh dân chúng điêu linh nên Ba thành chiến binh , không thời giờ cho con cái
Nhớ những ngày ba xông pha nơi trận xa
Ba thư về những giòng yêu thương,
các con ngoan, học hành cho tốt
Ba sẽ về phép nay mai . . .
Nhớ bước chân chúng con , chờ ba đầu ngõ mỗi khi chiều buông
Chuông nhà thờ vang thánh thót, nhớ ba nhớ ba nhiều hơn
ĐK 2
Nhưng ba ơi, ba thành tử sĩ rồi
Ba nhìn đi con là QGNT đây
Ba ơi ba chúng con hãnh diện vì ba
Đã ra đi, hy sinh , ba . . . con thương ba nhiều lắm